Dùng sữa tắm cho bé sơ sinh ngày càng được phát triển hơn và được thông qua nhận định đánh giá của nhiều chuyên gia về mức độ tốt và các tính năng khi sử dụng sữa tắm cho bé.
>> Giới thiệu sản phẩm cho bà bầu: duong da cho ba bau, mỹ phẩm dành cho bà bầu.
Với việc bạn sử dụng chanh hay tắm cho bé bằng các loại lá nếu bạn không tắm cẩn thận thì ngược lại nó lại chính là nguồn phát sinh một số loại bệnh không tốt cho da đặc biệt với làn da của bé quá nhạy cảm. Bởi vì hiện nay vẫn chưa có xác định chắc chắn cụ thể tắm lá sẽ tốt nhất mà chỉ do dân gian chúng ta truyền miệng nhau.
Nếu không có sua tam cho be so sinh bạn muốn tắm cho bé bằng lá hay bằng chanh thì bạn cần phải lưu ý quá trình tắm sao cho hợp lý để tốt cho da của bé nhất.
Theo các chuyên gia, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng nước chanh và các loại lá tắm cho bé.
Lưu ý khi tắm cho bé bằng nước chanh và các loại lá
Các chuyên gia khuyên rằng, việc tắm bằng chanh không mang lại nhiều lợi ích cho bé thậm chí nó có thể gây hại vì làn da của bé rất mỏng manh. Khi bạn kỳ cọ mạnh tay, acid có trong chanh sẽ khiến da bé bị bong tróc và bị xót. Các bé thường có thói quen dụi tay vào mắt, mũi nên nước tắm có chanh sẽ khiến mắt, mũi bé bị cay.
Nếu bạn tắm nước chanh đặc cho bé mà không tráng lại bằng nước sạch, làn da của bé có thể bị tổn thương vì chanh có chất tẩy nhẹ. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho bé. Nếu không, dùng nước lọc tắm cho bé cũng là rất tốt.
Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ cũng thích dùng nước dừa, mướp đắng, chè tươi tắm cho bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào những loại nước tắm này cũng an toàn. Làn da của bé rất mỏng, chỉ bằng 1/5 da người lớn với các chức năng bảo vệ kém nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, một số loại cây, lá mọc ở bờ bụi tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, thậm chí khi được đun sôi thì mầm bệnh đó cũng chưa chắc đã được tiêu diệt hết. Vì vậy, một số bé có thể bị nhiễm trùng, viêm da khi tắm bằng những loại cây và lá này. Nhớ rằng khi bé bị rôm sảy, nhất thiết phải tắm rửa thường xuyên và lau khô da trước khi thoa phấn rôm cho bé.
Biểu hiện khi bé bị viêm da: Bé bị sốt, một số vùng da hoặc toàn cơ thể bé nổi mẩn đỏ. Khi ấy, bạn nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trường hợp bé bị viêm da ở mặt, đầu, cổ, nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh, có thể gây viêm tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời cho bé.
Không ít các bà mẹ khác cũng có quan niệm tắm nước chanh hoặc nước lá sẽ làm cho da trẻ không bị mẩn ngứa. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới; nếu bé bị lở chốc, mụn nhọt thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt; muốn tắm cho thơm thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh. Khi bé bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở bé 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.
Thực tế, đây chỉ là những biện pháp truyền miệng, chưa có cơ sở chứng minh tác dụng. Từ xưa đến nay, dân gian vẫn thường dùng cây cỏ để tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như tác dụng của từng loại lá, có thể sẽ làm bệnh của bé càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những bé đã mắc bệnh ngoài da.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trong Đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Hơn nữa, dù nhiều loại lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất tốt cho da, tuy nhiên không phải da của bé sơ sinh nào cũng thích ứng được với những loại nước lá và quả đó. Bởi ở bé, da rất yếu và mỏng, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi quyết định dùng lá để tắm cho con.
Theo bác sĩ nhi khoa, đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì cha mẹ có thể lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm cho con. Tuyệt đối không lấy nước dừa tắm cho bé vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét